Sơ cứu: Phản ứng dị ứng
Phản ứng hạn chế
Một phản ứng hạn chế chỉ ảnh hưởng đến vùng tiếp xúc. Một số phản ứng có thể không xuất hiện trong nhiều ngày. Những phản ứng khác có thể xảy ra gần như ngay lập tức.
Bước 1. Chặn nguồn
-
Nếu người đó đã bị châm chích, hãy bình tĩnh di chuyển ra xa để ngăn không bị thêm các vết châm chích. Dùng cạnh thẻ tín dụng, móng tay hoặc lưỡi dao cùn để cạo sạch ngòi ong. Không sử dụng ngón tay hoặc nhíp để lấy ngòi ra. Nếu bị kẹp, ngòi có thể sẽ truyền nọc độc vào da.
-
Nếu phản ứng là do ăn thực phẩm hoặc uống thuốc, người đó không nên ăn hoặc uống chất đó nữa.
Bước 2. Điều trị kích ứng da
-
Rửa vết côn trùng cắn bằng xà phòng và nước.
-
Cởi bỏ toàn bộ quần áo có thể dính dầu thực vật. Hoặc bất kỳ chất nào khác gây ra phản ứng. Giặt quần áo bằng nước nóng. Tắm bằng nhiều xà phòng để rửa sạch các chất gây dị ứng trên da.
-
Hãy hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe cách kiểm soát tình trạng ngứa hoặc kích ứng da.
Phản ứng nặng
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nặng có thể đe dọa tính mạng. Cần được điều trị nội khoa ngay lập tức. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đường hô hấp có thể bị sưng và gây khó thở. Phản ứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Cho dùng epinephrine nếu có thể. Gọi 911 ngay lập tức để được trợ giúp về y tế. Gọi ngay cả khi thuốc dường như có tác dụng.
Bước 1. Làm người đó bình tĩnh
-
Giúp người đó nằm xuống với chân giơ lên cao. Không làm điều này nếu họ đang nôn hoặc khó thở. Nhưng nếu có thể, hãy giúp họ ở tư thế thoải mái trong khi hai chân giơ lên cao. Người mang thai nên nằm nghiêng về bên trái.
-
Yêu cầu người đó giữ yên lặng và hạn chế nói chuyện. Hãy trấn an họ rằng đội trợ giúp đang trên đường đến.
Bước 2. Cho dùng epinephrine nếu có thể
-
Nếu người đó mang theo ống tiêm tự động epinephrine hoặc bình xịt mũi epinephrine, hãy giúp họ sử dụng.
-
Ngăn ngừa mọi tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với chất gây dị ứng.
Bước 3. Theo dõi hô hấp
-
Theo dõi xem có các dấu hiệu sưng đường thở không. Ví dụ: khò khè hoặc môi sưng. Với phản ứng nghiêm trọng, người đó có thể bị khó thở.
-
Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Trong những trường hợp nghiêm trọng, quý vị có thể không đưa được không khí vào phổi.
Gọi 911
Gọi 911 ngay lập tức nếu người đó có bất kỳ tình trạng nào sau đây:
-
Khó thở, thở khò khè, hoặc ho liên tục
-
Tiền sử sưng đường thở (sốc phản vệ)
-
Nôn liên tục
-
Đau bụng
-
Tiêu chảy dữ dội
-
Môi, da hoặc giường móng trông nhợt nhạt, xanh, tím hoặc xám
-
Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, hoặc lú lẫn
-
Mạch yếu
-
Cảm thấy họng thít chặt hoặc khàn giọng
-
Khó nuốt hoặc khó nói
-
Sưng lưỡi hoặc sưng môi
-
Cảm giác như sắp chết hoặc cảm thấy điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra
-
Phát ban khắp cơ thể hoặc đỏ
-
Mất ý thức
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. All rights reserved. This information is not intended as a substitute for professional medical care. Always follow your healthcare professional's instructions.