Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Chỉ dẫn xuất viện: Loạn sản phế quản phổi (BPD)

Loạn sản phế quản phổi (BPD) là tổn thương bên trong phổi gây ra những vấn đề hô hấp dai dẳng. Nếu con quý vị bị BPD, trẻ sẽ được chăm sóc trong phòng chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU). Những trường hợp bị BPD nặng có thể cần phải nằm viện trong thời gian dài. Con quý vị có thể vẫn cần điều trị sau khi trở về nhà. Tờ thông tin này có thể giúp quý vị biết điều gì có thể xảy ra khi con quý vị chuẩn bị rời khỏi NICU.

BPD là gì?

BPD đôi khi xảy ra ở trẻ nhỏ đã cần thông khí trong thời gian dài. Việc thông khí này là cần thiết để cứu mạng đứa trẻ. Nhưng trong một số trường hợp, BPD có thể dẫn đến những vấn đề hô hấp lâu dài. Nhân viên NICU có thê thực hiện các biện pháp để phòng ngừa những vấn đề này. Nhưng đôi khi không thể phòng ngừa. BPD xảy ra khi các túi khí (phế nang) và đường khí trong phổi bị sẹo hóa. Mô sẹo không có chức năng như mô phổi bình thường. Bởi vậy, những trẻ bị BPD sẽ khó thở. Chúng có xu hướng thở khó khăn và thở nhanh lúc nghỉ ngơi. Chúng cũng có thể thở khò khè hoặc thở dốc. Tình trạng này có thể nặng hơn nếu trẻ bị cảm lạnh. Hoặc khi tiếp xúc với những chất kích ứng phổi, chẳng hạn như khói thuốc.

Loại chăm sóc nào tôi cần cung cấp tại nhà?

Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị sẽ hướng dẫn quý vị cách chăm sóc con mình tại nhà. Điều trị y tế có thể bao gồm:

  • Liệu pháp oxi. Liệu pháp này thường được cung cấp dưới dạng gọng mũi. Những gọng này được gắn ngay bên trong lỗ mũi. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị sẽ kê một mức lưu lượng cho trẻ. Đây là lượng oxi mỗi phút. Nhà cung cấp có thể hướng dẫn quý vị tăng lưu lượng này trong lúc cho ăn. Hoặc khi trẻ đang ngủ, hoặc khi trẻ bị cảm lạnh. Không tăng lưu lượng trừ khi nhà cung cấp của con quý vị chỉ dẫn quý vị làm vậy.

  • Thuốc lợi tiểu. Loại thuốc này giúp cơ thể đẩy các chất dịch ra ngoài. Chúng có thể giảm chứng phù phổi (dịch trong phổi).

  • Thuốc giãn phế quản.Loại thuốc này có thể giúp mở đường khí bị hẹp trong phổi.

  • Steroid dạng hít. Loại thuốc này có thể giúp giảm viêm đường khí mạn tính trong phổi.

Tôi cần biết thêm gì về tình trạng của con mình?

  • Con quý vị sẽ hầu như có khả năng phát triển chậm hơn so với những trẻ khác.

  • Con quý vị sẽ dễ bị nhiễm trùng phổi nghiêm trọng (cảm lạnh và cúm). Chúng cũng sẽ nhạy cảm với các chất kích ứng phổi, chẳng hạn khói thuốc lá và ô nhiễm không khí.

  • Chăm sóc cho trẻ bị BPD có thể rất căng thẳng. Đảm bảo là quý vị đáp ứng được những nhu cầu riêng của bản thân. Cố gắng chia sẻ về yêu cầu chăm sóc với các thành viên gia đình.

Tôi có thể giảm nguy cơ biến chứng bằng cách nào?

  • Biến ngôi nhà hoặc xe hơi của quý vị trở thành nơi không hút thuốc. Bất kỳ ai trong nhà đang hút thuốc cũng nên bỏ. Khách thăm hoặc người trong gia đình không thể hoặc sẽ không bỏ thuốc thì chỉ có thể hút thuốc bên ngoài. Họ cũng phải đứng xa cửa ra vào và cửa sổ.

  • Bảo vệ con quý vị khỏi bụi, ô nhiễm và các chất kích ức phổi khác nhiều nhất có thể. Theo dõi Chỉ số chất lượng không khí nếu quý vị sống ở thành phố gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí. Cho trẻ ở trong nhà vào những ngày có chất lượng không khí kém.

  • Đảm bảo con quý vị và những trẻ khác trong gia đình được tiêm vắc-xin theo lịch. Hỏi nhà cung cấp chăm sóc của con quý vị trẻ cần tiêm vắc-xin gì và khi nào cần tiêm. Đây có thể là mũi tiêm để giúp bảo vệ trẻ khỏi vi-rút hợp bào hô hấp. Đây là tình trạng nhiễm trùng phổ biến thời thơ ấu.

  • Cân nhắc tiêm cúm hàng năm cho bản thân và người chăm sóc khác của con quý vị. Tiêm cúm có thể giúp quý vị không bị cúm và lây sang cho con mình.

  • Không cho trẻ đến những nơi đông đúc và trung tâm giữ trẻ lớn. Biện pháp này giảm nguy cơ trẻ bị cảm lạnh và các bệnh khác.

  • Rửa tay thường xuyên. Đề nghị khách thăm rửa tay trước khi chạm vào trẻ. Dạy tất cả các thành viên gia đình phương pháp rửa tay đúng cách. Gồm cả thời điểm cần rửa tay. Tham khảo trang web của CDC để biết thêm thông tin: https://www.cdc.gov/handwashing/when-how-handwashing.html

  • Cố gắng bảo vệ trẻ khỏi tiếng ồn lớn, ánh sáng chói và các nguyên nhân gây căng thẳng khác.

  • Bổ sung sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức đặc biệt, theo hướng dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Dùng oxi tại nhà

Oxi thường được bảo quản dưới dạng nén trong bình hình trụ, hoặc dưới dạng oxi lỏng trong bình chứa. Quý vị cũng có thể sử dụng bình nhỏ hơn, dạng di động để sử dụng ngoài nhà. Làm theo mọi hướng dẫn về bảo quản oxi an toàn. Trên hết, điều đó có nghĩa là không để ngọn lửa hở gần bình chứa. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe tại nhà của quý vị hoặc công ty thiết bị y tế có thể giải đáp mọi thắc mắc quý vị có về việc sử dụng hoặc bảo quản oxi tại nhà.

Khi nào thì gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị

Gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị ngay nếu bất kỳ trong số những triệu chứng sau đây xảy ra:

  • Quý vị nhận thấy những thay đổi trong cách thở của trẻ

  • Con quý vị có dấu hiệu nhiễm trùng phổi, như tính dễ kích ứng, sốt, xổ mũi và ho

  • Trẻ thở khò khè

  • Trẻ không ăn

  • Con quý vị bị sốt (xem phần Sốt và trẻ em, bên dưới)

Sốt và trẻ em

Sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để kiểm tra nhiệt độ của con quý vị. Đừng sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Có những loại u trong tử cung khác nhau. Chúng bao gồm:

  • Trực tràng. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, nhiệt độ trực tràng là chính xác nhất.

  • Trán (thái dương). Điều này hiệu quả đối với trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu bị bệnh thì có thể dùng cách này cho lần đo đầu tiên. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe có thể muốn xác nhận bằng nhiệt độ trực tràng.

  • Tai (màng nhĩ). Nhiệt độ tai chính xác sau 6 tháng tuổi, nhưng không chính xác trước đó.

  • Nách (nách). Đây là cách ít tin cậy nhất nhưng có thể được sử dụng cho lần đo đầu tiên để kiểm tra trẻ ở mọi lứa tuổi có dấu hiệu bị bệnh. Nhà cung cấp có thể muốn xác nhận bằng nhiệt độ trực tràng.

  • Miệng (miệng). Không sử dụng nhiệt kế trong miệng trẻ cho đến khi trẻ được ít nhất 4 tuổi.

Sử dụng nhiệt kế trực tràng cẩn thận. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sản phẩm để sử dụng đúng cách. Đưa vào nhẹ nhàng. Dán nhãn và đảm bảo rằng nó không được sử dụng trong miệng. Nó có thể truyền vi trùng từ phân. Nếu quý vị cảm thấy không ổn khi sử dụng nhiệt kế trực tràng, hãy hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe loại để thay thế. Khi quý vị nói chuyện với bất kỳ nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe nào về cơn sốt của con mình, hãy cho họ biết quý vị đã sử dụng loại nhiệt kế nào.

Dưới đây là những hướng dẫn để biết con quý vị có bị sốt hay không. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị có thể cung cấp cho quý vị các con số khác nhau cho con quý vị. Tuân thủ các hướng dẫn cụ thể của nhà cung cấp của quý vị.

Chỉ số đo sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi:

  • Trước tiên, hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị cách quý vị nên đo nhiệt độ.

  • Trực tràng hoặc trán: 100.4°F (38°C) trở lên

  • Nách: 99°F (37,2°C) trở lên

Chỉ số đo sốt cho trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng (3 tuổi):

  • Trực tràng, trán hoặc tai: 102°F (38,9°C) trở lên

  • Nách: 101°F (38,3°C) trở lên

Gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe trong những trường hợp sau:

  • Nhiệt độ lặp lại 104°F (40°C) hoặc cao hơn ở trẻ ở mọi lứa tuổi

  • Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên ở bé dưới 3 tháng tuổi

  • Sốt kéo dài hơn 24 giờ ở trẻ em dưới 2 tuổi

  • Sốt kéo dài 3 ngày ở trẻ từ 2 tuổi trở lên

Online Medical Reviewer: Donna Freeborn PhD CNM FNP
Online Medical Reviewer: Heather M Trevino BSN RNC
Online Medical Reviewer: Liora C Adler MD
Date Last Reviewed: 11/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by StayWell