Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Viêm Dạ Dày Ruột Không Nhiễm Trùng (Người lớn)

Viêm dạ dày ruột có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và chuột rút trong bụng. Điều này có thể xảy ra do nhạy cảm với thức ăn, viêm đường ruột, thuốc, căng thẳng hoặc các nguyên nhân khác không liên quan đến sự nhiễm trùng. Triệu chứng của quý vị sẽ thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày, nhưng có thể lâu hơn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại bệnh này. Điều trị đơn giản tại nhà sẽ có ích.

Chăm sóc tại gia

Thuốc

  • Quý vị có thể dùng thuốc acetaminophen hoặc NSAID như ibuprofen hoặc naproxen để kiềm chế cơn sốt, trừ khi được chỉ định một loại thuốc khác. Nếu quý vị bị bệnh gan hoặc thận mạn tính, hoặc đã từng bị loét dạ dày hoặc chảy máu tiêu hóa, hãy nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị trước khi sử dụng các loại thuốc này.) Không bao giờ được sử dụng aspirin cho bất kỳ ai dưới 18 tuổi bị sốt. Nó có thể làm gan bị tổn hại nghiêm trọng. Đừng tăng thuốc NSAID nếu quý vị đang dùng các thuốc này cho một tình trạng khác như viêm khớp. Đừng sử dụng thuốc NSAID nếu quý vị đang dùng aspirin. Ví dụ, nếu quý vị dùng aspirin cho bệnh tim hoặc sau một cơn đột quỵ.

  • Nếu thuốc trị tiêu chảy hoặc nôn được kê đơn, chỉ dùng theo chỉ dẫn.

Chăm sóc thông thường and phòng ngừa lây bệnh

  • Nếu các triệu chứng trầm trọng, hãy nghỉ ngơi tại nhà trong 24 giờ tới hoặc cho đến khi quý vị cảm thấy tốt hơn.

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước máy sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Rửa tay quý vị sau khi chạm vào bất kỳ ai bị bệnh.

  • Hướng dẫn tất cả mọi người trong nhà quý vị khi nào và cách rửa tay Làm ướt tay bằng nước sạch. Tạo bọt xà phòng trên mu bàn tay, kẽ ngón tay và dưới móng tay. Chà tay trong ít nhất 20 giây. Nếu quý vị cần hẹn giờ, hãy thử ngâm nga bài hát Chúc mừng Sinh nhật hai lần từ đầu đến cuối. Rửa tay sạch và lau khô bằng khăn sạch.

  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh, chạm vào động vật, ho hoặc hắt hơi, chuẩn bị bữa ăn và trước khi ăn.

  • Làm sạch nhà vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.

  • Cà phê in, thuốc lá và rượu có thể làm cho tình trạng tiêu chảy, chuột rút và đau của quý vị trở nên tồi tệ hơn. Cân nhắc giảm bớt hoặc từ bỏ những thứ này cho đến khi quý vị đã khỏi bệnh.

Chế độ ăn

  • Nước và chất lỏng trong rất quan trọng để quý vị không bị mất nước. Mỗi lần uống một lượng nhỏ.

  • Đừng ép bản thân ăn, đặc biệt nếu quý vị bị chuột rút, nôn hoặc tiêu chảy. Cuối cùng khi quý vị quyết định bắt đầu ăn, đừng ăn một lượng lớn mỗi lần, ngay cả khi quý vị đói.

  • Nếu quý vị ăn, không ăn các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, cay, hoặc chiên.

  • Đừng ăn các sản phẩm sữa nếu quý vị bị tiêu chảy. Chúng có thể làm cho tiêu chảy trở lên tệ hơn.

Trong 24 giờ đầu tiên (cả ngày đầu tiên), làm theo chế độ ăn dưới đây

  • Thức uống. Nước, chất lỏng trong, nước ngọt không có cà phê in, nước khoáng (không hoặc có hương vị), hoặc cà phê không có cà phê in.

  • Súp. Nước cốt súp trong, nước giải khát, và nước hầm. Nước giải khát thể thao, nước canh không phải là một lựa chọn tốt vì chúng có quá nhiều đường và không đủ chất điện giải. Trong trường hợp này, sử dụng các sản phẩm được gọi là dung dịch uống bù nước.

  • Tráng miệng. Rau câu không hương vị, kem que và kem que làm bằng nước trái cây.

Trong 24 giờ kế tiếp (ngày thứ hai)

Trong ngày thứ hai, quý vị có thể thêm vào danh sách trên nếu quý vị khá hơn. Nếu không, tiếp tục những gì quý vị đã làm trong ngày đầu tiên.

  • Ngũ cốc nóng, bánh mì lát nướng, bánh mì, bánh mì ổ, hoặc bánh lạt (crackers)

  • Nui, cơm, khoai nghiền, hoặc súp nui gà hoặc cháo

  • Trái cây đóng hộp không ngọt và chuối. Không ăn dứa hoặc cam quýt.

  • Hạn chế cà phê in và sô cô la. Đừng dùng gia vị nào trừ muối.

Trong 24 giờ kế tiếp

  • Dần dần quay trở lại chế độ ăn bình thường khi quý vị cảm thấy đỡ hơn và các triệu chứng của quý vị nhẹ bớt.

  • Nếu bất cứ lúc nào các triệu chứng của quý vị bắt đầu trở nên tồi tệ hơn, hãy quay trở lại chất lỏng trong cho đến khi quý vị cảm thấy tốt hơn.

Chuẩn bị đồ ăn

  • Nếu quý vị bị tiêu chảy, đừng chuẩn bị thức ăn cho người khác. Khi quý vị chuẩn bị thức ăn cho mình, hãy rửa tay trước và sau.

  • Rửa tay sau khi sử dụng thớt, mặt bàn và dao đã tiếp xúc với thực phẩm thô.

  • Giữ thịt chưa nấu chín tránh xa thực phẩm nấu chín và ăn sẵn.

Chăm sóc theo dõi

Tiếp tục theo dõi với nhân viên y tế của quý vị nếu quý vị chưa đỡ trong vòng 2 đến 3 ngày tiếp theo hoặc như đã được hướng dẫn. Nếu lấy mẫu phân (tiêu chảy), gọi để biết kết quả theo chỉ dẫn.

Gọi 911

Gọi số 911 nếu bị bất cứ những điều nào sau đây:

  • Khó thở

  • Đau ngực

  • Lẫn lộn

  • Buồn ngủ nghiêm trọng hoặc khó thức

  • Co giật

  • Cổ cứng

Khi nào đi tìm sự khuyên nhủ về y tế

Gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe ngay nếu quý vị bị bất cứ những điều nào sau đây: 

  • Đau bụng ngày càng tăng hoặc đau bụng dưới bên phải liên tục

  • Tiếp tục ói mửa (không cầm được chất lỏng)

  • Tiêu chảy thường xuyên (trên 5 lần một ngày)

  • Ói ra máu hoặc phân có máu (màu đen hoặc đỏ)

  • Không có khả năng chịu đựng thức ăn rắn sau một vài ngày.

  • Nước tiểu sẫm màu, lượng nước tiểu giảm

  • Suy yếu hoặc chóng mặt

  • Buồn ngủ

  • Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên, hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế của quý vị

  • Mới phát ban

  • Các triệu chứng nặng hơn hoặc quý vị có các triệu chứng mới

Online Medical Reviewer: Jen Lehrer MD
Online Medical Reviewer: Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer: Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Date Last Reviewed: 11/1/2021
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by StayWell