Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Tai nạn xe cơ giới: Thận trọng chung

Có thể có lực tác động mạnh gây ra tai nạn xe hơi. Điều quan trọng là phải theo dõixem có bất kỳ triệu chứng mới nào có thể báo hiệu chấn thương tiềm ẩn không.

Cảm giác đau nhức và căng cứng ở cơ và lưng của quý vị vào ngày hôm sau là bình thường và cảm giác này không chỉ ở các cơ bị thương. Hãy nhớ rằng, tất cả các bộ phận trên cơ thể quý vị đền được kết nối với nhau. Vì vậy, lúc đầu một vùng nào đó bị đau, ngày hôm sau một vùng khác lại có thể bị đau. Chấn thương gây viêm. Tình trạng này khiến cho các cơ bị căng cứng và đau nhiều hơn. Sau khi triệu chứng đau ban đầu trở nên trầm trọng hơn, triệu chứng đau sẽ dần dần cải thiện trong vài ngày tiếp theo. Nhưng hãy báo cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết nếu quý vị bị đau dữ dội hơn.

Ngay cả khi không bị chấn thương đầu rõ ràng, quý vị vẫn có thể bị chấn động não do đầu đột nhiên giật về phía trước, phía sau hoặc sang ngang. Chấn động não và thậm chí chảy máu vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nếu gần đây quý vị đã bị chấn thương, dùng thuốc làm loãng máu hoặc trên 65 tuổi. Bị đau đầu nhẹ và cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc chóng mặt là tình trạng phổ biến. Biết những dấu hiệu cảnh báo của chấn động não cần báo cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Một vụ tai nạn xe cơ giới, ngay cả khi là một tai nạn nhỏ, cũng có thể rất căng thẳng và gây ra các triệu chứng về cảm xúc hoặc tinh thần sau biến cố đó. Các triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Cảm giác lo âu và sợ hãi chung.

  • Thường xuyên có những suy nghĩ hoặc có ác mộng về vụ tai nạn đó.

  • Khó ngủ hoặc thay đổi khẩu vị.

  • Cảm thấy chán nản, buồn bã hoặc năng lượng thấp.

  • Dễ cáu kỉnh hoặc dễ buồn bực.

  • Cảm thấy cần phải tránh xa các hoạt động, địa điểm hoặc những người khiến quý vị nhớ lại vụ tai nạn đó.

Trong hầu hết các trường hợp, đây là phản ứng bình thường và không nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của quý vị. Những cảm giác này thường hết trong vài ngày hoặc đôi khi sau vài tuần. Hãy nói cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết nếu các triệu chứng này kéo dài hơn, trở nên trầm trọng hơn hoặc làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của quý vị.

Chăm sóc tại nhà

Đau cơ, bong gân và căng cơ

Ngay cả khi quý vị không có chấn thương nào cả, không có gì bất thường khi quý vị bị đau nhức khắp người và có những cơn đau mới trong vài ngày đầu sau tai nạn. Ban đầu hãy làm từ từ và đừng làm quá sức. 

  • Ban đầu, đừng cố gắng kéo giãn các chỗ đau. Nếu có căng cơ, việc kéo giãn có thể làm cho tình trạng căng cơ đó trở nên trầm trọng hơn.

  • Quý vị có thể sử dụng túi chườm đá lạnh hoặc gạc chườm lạnh lên các vùng đau nhức trong tối đa 20 phút mỗi lần, tùy theo cảm giác thoải mái của quý vị. Việc này có thể giúp làm giảm viêm, sưng và giảm đau. Để làm túi chườm đá lạnh, hãy cho đá viên vào túi nhựa có nắp đậy kín. Bọc túi bằng khăn hoặc vải mỏng và sạch. Không chườm đá lạnh trực tiếp lên da.

  • Sau khi hết viêm và hết đau, quý vị có thể bị cứng khớp. Nếu trong trường hợp này, quý vị có thể sử dụng miếng đệm chườm ấm, đặc biệt là ở phần thắt lưng.

Chăm sóc vết thương

  • Nếu quý vị có bất kỳ vết xước hoặc trầy xước nào, những chỗ này thường lành trong khoảng 10 ngày. Điều quan trọng là phải giữ cho vết trầy xước sạch sẽ trong khi các vết trầy đó bắt đầu lành lại. Thực hiện theo hướng dẫn chăm sóc vết thương của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Theo dõi xem có các dấu hiệu nhiễm trùng sớm như là:

    • Đỏ, nóng hoặc sưng xung quanh vết thương tăng lên.

    • Sốt.

    • Các vệt đỏ xung quanh vết thương.

    • Chảy mủ.

Thuốc.

  • Hãy trao đổi ý kiến với chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết trước khi dùng thuốc mới, bao gồm cả các sản phẩm không kê đơn, đặc biệt là nếu quý vị có các vấn đề sức khỏe khác hoặc đang dùng các loại thuốc khác.

  • Nếu quý vị cần bất cứ thứ gì để làm giảm đau, quý vị có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, trừ khi quý vị được cho dùng một loại thuốc giảm đau khác nhau. Ibuprofen là thuốc chống viêm tốt có thể giúp điều trị các loại chấn thương này. Hãy trao đổi ý kiến với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng các thuốc này nếu quý vị bị dị ứng thuốc hoặc bị bệnh gan mạn tính hoặc bệnh thận mạn tính hoặc nếu quý vị đã từng bị loét dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hóa hoặc nếu quý vị dùng thuốc làm loãng máu. Luôn làm theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe .

  • Hãy cẩn thận nếu quý vị được dùng thuốc giảm đau theo đơn, thuốc gây nghiện hoặc thuốc điều trị co thắt cơ. Các loại thuốc đó có thể khiến quý vị buồn ngủ và chóng mặt và có thể ảnh hưởng đến khả năng phối hợp, phản xạ, và khả năng phán đoán của quý vị. Không lái xe hoặc làm việc ở nơi quý vị có thể tự gây thương tổn khi dùng các loại thuốc này.

Chăm sóc khi theo dõi

Hãy theo dõi cùng với chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc theo lời khuyên. Nếu các triệu chứng cảm xúc hoặc triệu chứng tinh thần trở nên trầm trọng hơn hoặc không hết, hãy theo dõi cùng với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị càng sớm càng tốt. Quý vị có thể có phản ứng căng thẳng nghiêm trọng hơn do chấn thương. Có những phương pháp điều trị có thể có tác dụng.

Nếu chụp X-quang hoặc chụp CT, quý vị sẽ được cho biết nếu kết quả cho thấy bất kỳ lo ngại nào ảnh hưởng đến việc điều trị cho quý vị.

Gọi 911

Gọi 911 nếu quý vị có:

  • Khó thở.

  • Đồng tử của một bên mắt lớn hơn đồng tử của mắt bên kia.

  • Nôn nhiều lần.

  • Đau đầu trở nên trầm trọng hơn hoặc không hết.

  • Bồn chồn hoặc kích động.

  • Lú lẫn, buồn ngủ hoặc khó thức dậy.

  • Ngất xỉu, mất ý thức, co giật.

  • Nhịp tim nhanh.

  • Có vấn đề về lời nói hoặc thị lực.

  • Khó đi lại, mất thăng bằng, tê hoặc yếu ở một bên cơ thể hoặc mặt bị xệ xuống.

Khi nào cần được tư vấn về y tế

Hãy gọi ngay cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu quý vị bị:

  • Đau ở cổ, lưng, bụng, cánh tay hoặc chân mới có hoặc trầm trọng hơn.

  • Đỏ, sưng hoặc mủ chảy ra ở bất kỳ vết thương nào.

  • Các triệu chứng tâm thần hoặc triệu chứng cảm xúc không đỡ hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Online Medical Reviewer: Heather M Trevino BSN RNC
Online Medical Reviewer: Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer: Sravani Chintapalli
Date Last Reviewed: 1/1/2025
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by StayWell